Lý do xuất khẩu cá ngừ sang Pháp tăng mạnh và những cơ hội tốt

Trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Pháp ước đạt 350 triệu USD, tăng 203% so với cùng kỳ năm 2021.

Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 510%/tháng 

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Pháp ước đạt 350 triệu USD, tăng 203% so với cùng kỳ năm 2021.

Ước tính, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt 510%/tháng. Trong số đó, sản phẩm được lựa chọn tăng nhập khẩu mạnh nhất là sản phẩm cá ngừ chế biến và cá ngừ đóng hộp.

Bà Nguyễn Thị Vân Hà, chuyên gia ngành cá ngừ VASEP Pro, thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, vì nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là cá ngừ có thể thay thế cá thịt trắng nên người tiêu dùng Pháp đã ưu tiên lựa chọn sản phẩm này. Trong các dòng sản phẩm được nhập khẩu sang Pháp, dòng sản phẩm cá ngừ chế biến và cá ngừ đóng hộp được ưu tiên lựa chọn nhập khẩu nhiều nhất.

Trong số đó, các mặt hàng thịt cá ngừ đông lạnh mã HS0304 vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường này, chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu. Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 14 cho thị trường Pháp trong số các nguồn cung ngoài khối châu Âu. Năm nay, nhập khẩu cá ngừ của Pháp đã có sự phục hồi, Pháp có xu hướng tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ các nước châu Á khác ngoài Việt Nam như Philippines tăng 442%, Indonesia tăng 42%.

Kinh tế vĩ mô - Lý do xuất khẩu cá ngừ sang Pháp tăng mạnh và những cơ hội tốt

Trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Pháp ước đạt 350 triệu USD, tăng 203% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2022, Pháp và Tây Ban Nha có sản lượng đánh bắt cá ngừ ở mức tốt, đủ để cung cấp cá ngừ cho các nhà chế biến của nước này và các nước châu Âu, nên Pháp có xu hướng tăng nhập khẩu thịt cá ngừ hấp đông lạnh. Do đó, nhập khẩu cá ngừ nguyên con đông lạnh giảm.

Hơn nữa, việc các nước châu Âu mở cửa đón khách du lịch trở lại, cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh có giá trị cao; trong đó có các sản phẩm cá ngừ đóng hộp cỡ lớn phục vụ cho chuỗi dịch vụ thực phẩm, nhà hàng tăng đã giúp khôi phục nhập khẩu cá ngừ Việt Nam trong 7 tháng qua.

Cá ngừ Việt Nam có thêm cơ hội

Kể từ quý III năm 2021 cho đến nay, giá nhiên liệu tăng liên tục, giá nhiên liệu có tỷ lệ tăng 50% so với trước đây, khiến cho 40-45% tàu cá cả nước phải nằm bờ, không thể vươn khơi khai thác cá ngừ, cung ứng cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu. 

Điều này đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cá ngừ nguyên liệu cho các nhà máy, đặc biệt là nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước).

Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ phải nhập từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) với Việt Nam.

Điều này đã khiến cho các lô hàng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTAs để tăng sức cạnh tranh so với các nước đối thủ khác, khi xuất sang các nước có FTAs với Việt Nam như các nước châu Âu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) chia sẻ với TTXVN/Vietnam+, với sức tăng chóng mặt của nhiên liệu, hầu như một nửa tàu cá của các tỉnh khu vực miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều khó ra khơi đánh bắt hải sản.

Bởi với chi phí nhiên liệu này, tàu cá không đảm bảo có lời, thậm chí có tàu ra khơi và chịu lỗ khi giá nhiên liệu, xăng dầu tăng nhanh vượt tính toán của ngư dân.

Với tình hình này, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ bắt buộc phải nhập khẩu nguyên liệu cá ngừ từ các quốc gia khác để chế biến, xuất khẩu, đáp ứng các đơn hàng tồn đọng từ năm 2021 chưa đáp ứng được, kể cả những đơn hàng ký kết trong năm 2022.

Cho dù giá nhiên liệu tăng, kéo theo giá các mặt tăng tỷ lệ thuận, nhưng nhu cầu về thực phẩm không thể dừng lại, nên các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhập khẩu để chế biến.

Thêm vào đó, lạm phát diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đồng Đô la (USD) tăng vọt, làm giá trị tiền tệ các quốc gia khác cũng giảm mạnh, đồng Euro cũng khó cạnh tranh.

Kinh tế vĩ mô - Lý do xuất khẩu cá ngừ sang Pháp tăng mạnh và những cơ hội tốt (Hình 2).

Khi giá thực phẩm cung cấp protein phổ biến với giá rẻ còn có biến động tăng, thì cá ngừ có thể là nguồn thực phẩm được thay thế trong lựa chọn nguồn protein tuyệt vời hàng ngày của người tiêu dùng Mỹ.

Tính đến ngày 18/7/2022, 1 Euro chỉ bằng 0,99 USD, khiến cho các giao dịch của các quốc gia châu Âu sử dụng đồng Euro gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát kéo theo giá thực phẩm cũng tăng.

Bên cạnh đó, thông tin từ VASEP cho biết, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã công bố, Mỹ đối mặt với lạm phát cao nhất trong 40 năm qua, giá thực phẩm tăng 19% so với trung bình 10 năm qua; trong đó có thịt gà, một thực phẩm cung cấp protein giá rẻ phổ biến tại Mỹ.

Không dừng lại ở đó, giá thịt gà, gia cầm tại Mỹ được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng từ 15% đến 18% trong năm 2022. Đại diện VASEP đánh giá, khi giá thực phẩm cung cấp protein phổ biến với giá rẻ còn có biến động tăng, thì cá ngừ có thể là nguồn thực phẩm được thay thế trong lựa chọn nguồn protein tuyệt vời hàng ngày của người tiêu dùng Mỹ.

Như vậy, cá ngừ Việt Nam có thêm cơ hội được lựa chọn nhiều hơn trước những biến động giá thực phẩm này.

VASEP dự báo, xuất khẩu cá ngừ trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tăng trưởng tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Kim ngạch XK cá ngừ cả năm 2022 dự kiến sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.

Hương Anh (tổng hợp)