Trần Lân

Giá heo hơi hôm nay 12/4: Tiếp tục tăng ở khu vực miền Nam

Ghi nhận giá heo hơi hôm nay (12/4), thị trường heo hơi tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một số tỉnh miền Nam.

Giá heo hơi hôm nay 12/4 tại miền Bắc

Thị trường giá heo hơi tại miền Bắc không có nhiều thay đổi mới so với ngày hôm qua. 

Hiện tại, mức giá thấp nhất trong khu vực là 53.000 đồng/kg, được ghi nhận tại các tỉnh Thái Nguyên và Ninh Bình. 

Đa số các tỉnh thành đều đang giao dịch ổn định trong khoảng 54.000 - 55.000 đồng/kg. 

Riêng tỉnh Yên Bái nhích nhẹ một giá lên mức 54.000 đồng/kg. 

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 53.000 - 56.000 đồng/kg.

1342-giaheohoi124-1649726923.jpg Thị trường heo hơi tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một số tỉnh miền Nam.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên lặng sóng

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng loạt đứng yên trên diện rộng. 

Trong đó, thương lái tại Khánh Hòa và Bình Thuận hiện đang giao dịch heo hơi với giá cao nhất khu vực là 56.000 đồng/kg. 

Các tỉnh thành còn lại thu mua ổn định trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. 

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam

Thị trường heo hơi khu vực phía Nam tăng rải rác ở một vài nơi. 

Theo đó, sau khi nhích nhẹ một giá, tỉnh An Giang điều chỉnh giá thu mua lên mức 56.000 đồng/kg. 

Tương tự, tỉnh Tiền Giang tăng 2.000 đồng/kg lên mức cao nhất khu vực là 57.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Bạc Liêu.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg.

Từ năm 2020 đến nay, thức ăn chăn nuôi đã tăng giá trên 10 lần, mỗi đợt tăng từ 200 - 350 đồng/kg. Mặc dù Chính phủ đã có quyết định giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu như lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô từ 5% xuống 2% để hỗ trợ người chăn nuôi nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 3 đợt. Nguyên nhân khiến thức ăn chăn nuôi trong nước tăng giá là do nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các nước trên thế giới gặp khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, cuộc xung đột quân sự giữa các nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn trên thế giới là Nga và Ukraine đã làm giảm nguồn cung, đẩy giá nhiều loại nguyên liệu thức ăn tăng mạnh. Ngoài ra, giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Qua thực tế sản xuất của các hộ chăn nuôi, ở thời điểm giá cám công nghiệp tăng cao như hiện nay, sử dụng thức ăn phối trộn mang lại nhiều lợi ích như: Giúp giảm chi phí thức ăn từ 10 - 20%, người chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn nguyên liệu trong công thức, có thể thay đổi theo mùa thu hoạch nông sản tại địa phương và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu này nhằm giảm giá thành sản xuất; chủ động khẩu phần dinh dưỡng, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, thức ăn luôn tươi mới sẽ giúp vật nuôi phát triển tốt. Ngoài ra, người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh. Do vậy, rất phù hợp với mô hình chăn nuôi sạch, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi không kháng sinh.