VN-Index tăng 26 điểm sau cú sụt mạnh, thanh khoản vẫn suy yếu

Theo hiệu ứng tích cực từ thị trường quốc tế đêm qua, VN-Index đã lấy lại đà tăng. Tuy nhiên, lực cầu chưa đủ mạnh để hồi phục thị trường.

Theo dòng xu hướng chứng khoán thế giới, VN-Index mở cửa đã tìm lại sắc xanh với mức tăng 15 điểm lên 1.093,60 điểm, xu hướng hồi phục lan toả ở hầu hết các mã ngành phiên 5/10. Nhóm vốn hoá lớn ghi nhận sự trở lại như VCB, BID, VHM, GVR, CTG,…

Trên thị trường quốc tế ngày 4/10, chỉ số Down Jones đã tăng 825 điểm, tương đương 2,8% lên 30.000 điểm, chỉ số S&P 500 cũng lên hơn 3% tới 3.791 điểm, sắc xanh lan toả toàn khu vực.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản tìm lại vai trò trụ đỡ thị trường khi cả 2 mã ngành đều ghi nhận tăng điểm, tiêu biểu như HDB tăng gần 3%, EIB tăng hơn 5%, BID tăng hơn 2% và VHM cũng chứng kiến mức tăng gần 3%, NLG tăng đến 4,59%.

Đến giữa phiên sáng, thị trường đã lấy lại mốc 1.100 điểm. Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 19,37 điểm, tương đương 1,08% lên 1.097,51 điểm. Toàn sàn có 361 mã tăng, 49 mã đứng giá và 84 mã giảm. HNX-Index cũng tăng 1,88% lên 240,05 điểm, UPCOM-Index cũng tăng lên 82,21 điểm. Tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Tài chính - Ngân hàng - VN-Index tăng 26 điểm sau cú sụt mạnh, thanh khoản vẫn suy yếu

Mức độ ảnh hưởng thị trường của cổ phiếu các nhóm ngành (Ảnh: Vietstock).

Sang đến phiên chiều, áp lực bán nhẹ vẫn xuất hiện nhưng không làm mất đi đà tăng trên thị trường, VN-Index thành công vượt mốc kháng cự 1.100.

Nhóm ngành chứng khoán đồng loạt hồi phục và giúp thị trường cân bằng trở lại, dẫn đầu là SSI với mức tăng 4,78% so với phiên trước.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index phục hồi 26,12 điểm, tương ứng 2,42% lên 1.104,26 điểm. Toàn sàn có 392 mã tăng, 85 mã giảm và 55 mã đứng giá. HNX-Index tăng 6,51 điểm, tương ứng 2,76% lên 242,12 điểm. Toàn sàn có 152 mã tăng, 55 mã giảm và 30 mã đứng giá. UPCoM-Index cũng tăng 1,41 điểm, tương ứng 1,71% lên 83,79 điểm.

Chỉ số đại diện nhóm VN30 cũng bứt phá với 19,66 điểm tăng. Trong đó 5 cổ phiếu dẫn đầu đà tăng đều là cổ phiếu bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng như các mã SSI, BID, STB, BVH, CTG, VCB, VHM, VIC.

Ngược lại với đó, 5 cổ phiếu giảm giá thì có tới 2 cổ phiếu thuộc ngành bất động sản KFS giảm 1,3%, HPX giảm 0,2%, VRE.

Tuy nhiên cả ngành bất động sản vẫn tăng 3,59% nhờ sự vươn lên của VIC, VHM và các cổ phiếu nhỏ hơn. VIC tăng 5,26%, VHM tăng 6,32%, BCM tăng 2,15%, VRE tăng 1,12%, PDR tăng 0,39%, REE tăng 5,44% là những cổ phiếu đáng chú ý.

Cổ phiếu thép NKG, HPG, HSG, VCA cũng đảo chiều xanh sau phiên hôm qua.

Ở top giảm điểm, cổ phiếu phân hoá rải rác ở các nhóm ngành như ACB giảm 0,95%, MCH giảm 0,98%, BHN giảm 0,2%, GEE giảm 2,49%

Tài chính - Ngân hàng - VN-Index tăng 26 điểm sau cú sụt mạnh, thanh khoản vẫn suy yếu (Hình 2).

Khối lượng cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên HoSE (Ảnh: FireAnt).

Chiều ngược lại, ngành ngân hàng tăng 1,65%. Các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh có CTG tăng 6,02%%, BID tăng 2,68%, MBB tăng 2,13%, VPB tăng 1,19%. Duy chỉ có ACB giảm, cổ phiếu này thường có biên độ lên xuống khá thất thường so với mặt bằng chung.

Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên 5/10 đạt 9.617 tỷ đồng, giảm 19 % so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 21% so với phiên hôm qua, đạt 9.414 tỷ đồng. Nhóm VN30 được sang tay 3.784 tỷ đồng.

Dòng tiền dường như vẫn chưa vào mạnh do nhà đầu tư còn đang khá e dè trong giai đoạn hiện tại. Sự hồi phục ngày hôm nay có thể chỉ là hồi kĩ thuật khi tình kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Do đó, xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn đang trên đà giảm.

Khối ngoại sau phiên xả hàng hôm qua đã quay lại mua ròng 19 tỷ đồng ở sàn HoSE. Hôm nay khối ngoại giải ngân 843 tỷ đồng nhưng bán ra 824 tỷ đồng. HPG là mã bị "xả" mạnh nhất trong các phiên gần đây, hơn 140 tỷ đồng, còn mua CTG 52 tỷ đồng, VIC 47 tỷ đồng, VJC 28 tỷ đồng,....

Hồng Nhung