Mỹ: AI không thể đăng ký bản quyền nghệ thuật

Văn phòng Bản quyền Mỹ đã bác bỏ yêu cầu cho phép trí tuệ nhân tạo (AI) đăng ký bản quyền một tác phẩm nghệ thuật, nhấn mạnh vai trò của con người trong tác phẩm.

Một hội đồng gồm ba thành viên của Văn phòng Bản quyền Mỹ đã xem lại phán quyết năm 2019 đối với Steven Thaler - người đã nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đối với một bức tranh thay cho thuật toán mang tên Creativity Machine. Hội đồng cho rằng hình ảnh cho AI của Thaler tạo ra không chứa yếu tố “tác giả là con người” - một tiêu chuẩn thiết yếu để có thể đăng ký bản quyền”.

Tác phẩm mang tên “A Recent Entrance to Paradise” của Creativity Machine được tạo ra bằng cách xử lý và tạo ra hình ảnh mô phỏng ảo giác, với sự can thiệp tối thiểu của con người. Theo Văn phòng Bản quyền Mỹ, “sự giao thoa của trí óc con người và sự biểu đạt mang tính sáng tạo” là một yếu tố cốt yếu của bản quyền. Luật bản quyền không có quy định liên quan trực tiếp đến tác giả không phải con người, nhưng phán quyết của tòa án tại Mỹ cho thấy rằng tác phẩm không phải do con người tạo ra không được bảo vệ bởi đăng ký bản quyền.

tac-pham-ai-1645509633.jpg Tác phẩm "A Recent Entrance to Paradise". Nguồn: Steven Thaler/Creativity Machine.

Tuy nhiên, quyết định này không có nghĩa là bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào có sự tham gia của AI là không được đăng ký bản quyền. Thaler nhấn mạnh rằng mục tiêu chính ở đây là chứng tỏ rằng AI có thể đăng ký bản quyền; do đó kết quả có thể khác nếu một người tạo ra tác phẩm của mình và cho rằng AI chỉ đóng vai trò thực hiện các bước cần thiết để tạo ra tác phẩm đó.

Tuy nhiên, ngay cả với những vấn đề phức tạp về mặt pháp lý như vậy, Văn phòng Bản quyền vẫn duy trì quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của con người trong những sản phẩm do AI tạo ra. Khi AI càng ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong nghệ thuật, giới hạn của quyết định này có thể sẽ tiếp tục bị thách thức trong tương lai.