Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý

(PLBQ) - Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đặt ra trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức cá nhân khác khi chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khác với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp ( SHCN) có một số lưu ý mà doanh nghiệp cần biết, đặc biệt một số đối tượng quyền SHCN bị hạn chế chuyển nhượng.
11-1661402267.jpg

Giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN tuân thủ pháp luật giúp DN phát triển bền vững  (Ảnh minh họa)

 Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ hiện nay, việc các DN có nhu cầu chuyển nhượng quyền SHCN cho nhau để phát triển là nhu cầu tất yếu. Vậy khi hai bên có nhu cầu này, cần lưu ý gì khi kí kết hợp đồng.

Nội dung không thể thiếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tương tự như các hợp đồng chuyển nhượng khác. Theo đó, thay vì đối tượng hợp đồng là quyền sử dụng đất hay một tài sản hữu hình, hợp đồng trên có đối tượng chuyển nhượng là quyền sở hữu công nghiệp. Lưu ý là chỉ có cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp mới có thể chuyển nhượng.

Hợp đồng chuyển nhượng phải có nội dung sau đây: Tên; địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; Căn cứ chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng; Bảo mật Hợp đồng; Điều khỏan về giải quyết tranh chấp….

Đối tượng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh trạnh không lành mạnh.

Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về vấn đề bên chuyển nhượng có quyền được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm các thông tin như sau: Tên sáng chế, Ngày cấp văn bằng, Số văn bằng, Cơ quan cấp bằng, Chủ sở hữu văn bằng. Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần phải dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp còn hiệu lực.

Giá chuyển nhượng: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp qua đó giúp chủ sở hữu công nghiệp thu về khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Hai bên sẽ tự thỏa thuận. Và sẽ được ghi nhận tại các điều khoản trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền, nghĩa vụ của hai bên là điều khoản cần phải nêu trong hợp đồng. Đây là căn cứ để hai bên thực hiện hợp đồng.

Thời hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Đây là khoảng thời gian cụ thể để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Hai bên sẽ tự thỏa thuận về khoảng thời gian này. Và yêu cầu cần phải thực hiện đúng với thời hạn đã được quy định trong hợp đồng.

Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Hai bên thỏa thuận với nhau về các trách nhiệm đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời đi kèm với nghĩa vụ thanh toán khoảng chi phí liên quan.

Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng: Một bên thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng thì có thể bị phạt. Trừ trường hợp được miễn trừ trách nhiệm. Bồi thường thiệt hại có phát sinh khi một bên bị thiệt hại. Mà nguyên nhân trực tiếp là do việc bên kia không thực hiện theo đúng những nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trừ các trường hợp bất khả kháng. Hai bên có thể đồng thời thỏa thuận một trong hai hoặc cả hai; thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm.

Bảo mật hợp đồng: Các bên thỏa thuận về hình thức;  phương thức bảo mật; nghĩa vụ bảo mật những thông tin liên quan đến hợp đồng và đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; Chi phí liên quan đến bảo mật thông tin (nếu có); Hậu quả của pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật.

Điều khoản về sự đảm bảo thực hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Đây được xem như là một phương thức nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng. Điều khoản này được các bên tự thỏa thuận.

Điều khoản về giải quyết tranh chấp: Hai bên tự thỏa thuận về việc chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Điều khoản này sẽ không mất hiệu lực kể cả khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp hết hiệu lực. Trừ trường hợp có hợp đồng sửa đổi bổ sung về điều khoản này hoặc có hợp đồng thay thế khác.

Những vấn đề DN cần lưu ý

 Lưu ý đầu tiên là chỉ có cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp mới có thể chuyển nhượng. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục SHCN

Theo quy định của Luật SHTT , hợp đồng chuyển nhượng những đối tượng dưới đây phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với: Sáng chế; Kiểu dáng công nghiệp; Thiết kế bố trí; Nhãn hiệu (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng). Lưu ý việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng đối với những đối tượng còn lại không phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý một số đối tượng quyền SHCN bị hạn chế chuyển nhượng gồm: Không được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý; Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Ngoài ra, tại khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/1/2023 bổ sung thêm một điều kiện hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là: Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

3  lưu ý quan trọng mà DN cần ghi nhớ: đầu tiên là chỉ có cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp mới có thể chuyển nhượng. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục SHCN.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý không được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý; Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.