Trần Lân

Bất động sản “lãi trên giấy” tiềm ẩn nguy cơ bong bóng

Cơn sốt đất khiến nhiều địa phương tăng vọt gấp 2 – 3 lần, nhưng việc giá tăng cao cũng xảy ra nỗi lo khó thanh khoản. Trong khi những người đi tìm mua nhà đất để ở thật đang rất khó khăn tìm được sản phẩm phù hợp với túi tiền, do giá liên tục bị giới đầu tư bất động sản “thổi giá”.

Theo đại diện Savills Việt Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư đã bị "mắc kẹt" do mua đất vào các đợt sốt nóng, trong khi sự phát triển hạ tầng, dịch vụ chưa theo kịp. Giá nhà đất chào bán cao nhưng không dễ bán đang làm khó chính các chủ đầu tư dự án dự định tung hàng trong năm nay.

Các chuyên gia cho biết, nếu không tính toán đúng nhu cầu thị trường, các chủ đầu tư này sẽ rất dễ rơi vào tình cảnh "gậy ông đập lưng ông".

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội chia sẻ với báo chí: "Các dự án đã bán có thể không thu hút được nhà đầu tư vì giá cao quá. Dự án mới sẽ thu hút hơn, thiết lập giá ở mức hợp lý để còn bán ở các giai đoạn sau".

Thông tin từ trang Batdongsan.com.vn, trong quý 1 năm nay, nhu cầu tìm kiếm giá của hầu hết các phân khúc bất động sản đều tăng, đặc biệt là đất nền tăng 3 - 5 lần so với thời gian trước.

Tuy nhiên, một số nơi đã xuất hiện tình trạng "lãi trên giấy", tức là giá chào bán tăng cao, gây áp lực lên các nhà đầu tư vay ngân hàng, hoặc cần tiền ngay. Trong khi những người đi tìm mua nhà đất để ở thật đang rất khó khăn tìm được sản phẩm phù hợp với túi tiền, do giá liên tục bị đẩy tăng cao.

bds-1651654417.png Bất động sản nhiều khu vực “lãi trên giấy” chào bán giá tăng cao, nhưng lại khó tìm người mua. Ảnh minh hoạ.

Cùng với thông tin lên thành phố, gần đây 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi liên tục thu hút dòng vốn từ các ông lớn bất động sản đổ về, khiến giá đất tại các thị trường này tăng nóng.

Cụ thể, như một lô đất tại một dự án này ở huyện Bình Chánh, từ tháng 1 có giá 13 tỷ đồng cho 100 m2, giờ được đẩy lên 17 tỷ đồng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khảo sát trên các diễn đàn bất động sản, thị trường đất nền huyện Bình Chánh cũng tăng từ 30% trước thông tin nâng cấp hành chính.

Ông Lương Ngọc Lân, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: "Khu mới trong kia bây giờ 1 căn biệt thự cả triệu đô, tương đương 120 triệu đồng/m2, tăng gấp 2 lần so với 2 năm trước. Buôn bán thì chưa vì lượng dân còn đang thấp, với ở đây chủ yếu là công trình".

Tuy nhiên nghịch lý ở chỗ, giá nhà đất chào bán cao, nhưng lại không dễ bán, bởi nhiều khu dân cư còn vắng vẻ, dịch vụ chưa theo kịp. Có những nơi giá tăng không đúng với giá trị thật.

Nói về tính hình này, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, nhận định: "Đối với khu vực phân lô bán nền không có giao dịch thật cho những người có nhu cầu thật, chúng ta thấy hoàn toàn không có tính thanh khoản và chính các nhà đầu tư mua bán lòng vòng với nhau thì những nhà đầu tư phải dùng đòn bảy tài chính lớn như là phải vay ngân hàng hay vay nóng ngoài xã hội để đầu tư. Đặc biệt, những nhà đầu tư cuối cùng có thể lãnh hậu quả rất lớn, thậm chí mất tài sản, mất vốn và bị thua lỗ một cách nghiêm trọng".

Theo báo cáo quý 1/2022 của DKRA, tính cả địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh, chưa đầy 2.600 căn hộ được tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm. Tình trạng giá đất tăng cao đang gây áp lực lên những người đi tìm mua nhà đất để ở thật, bởi rất khó khăn tìm được sản phẩm phù hợp với túi tiền.