Chủ động đưa nông sản "sạch" ở các tỉnh về Hà Nội

Hiện nay, ngành Công Thương Thủ đô đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố đưa nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về Hà Nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thời gian qua, ngành Công Thương Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố đưa nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Thủ đô Hà Nội là thị trường tiêu thụ hàng hóa với mạng lưới phân phối lớn, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông sản của vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng, miền trên cả nước.

Nhiều sản phẩm hàng hóa nông sản thiết yếu Hà Nội tự sản xuất và cung ứng chỉ đáp ứng từ 30-65% nhu cầu. Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm Hà Nội đã hỗ trợ kết nối tiêu thụ lượng hàng từ các tỉnh, thành phố hàng trăm nghìn tấn. Nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương cũng được kết nối, đưa vào tiêu thụ tại nhiều điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô.

Hà Nội sẵn sàng phối hợp kết nối nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước với các kênh siêu thị nước ngoài như: MM Mega Market, Big C, Aeon Mall... Đồng thời, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn trên 600 trang website thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu.

img-5488-16517176091121145302982-1651808713.jpg Người dân Thủ đô được tiếp cận và mua sản phẩm nông sản "sạch". Ảnh: VGP

Hà Nội đã hợp tác với 1.130 cơ sở của 22 tỉnh, thành phố phía Bắc và 23 tỉnh, thành phố miền Trung, miền Nam mỗi tháng cung cấp khoảng 92.623 tấn rau, củ, quả; 13.198 tấn thịt gia súc, gia cầm; 31,3 triệu quả trứng; 11.350 tấn thủy sản; 232.522 tấn gạo, lương thực, nông sản khác... phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Các mặt hàng nông sản của các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc chủ động liên kết với các địa phương đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn hàng cho thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong mọi tình huống…./.

Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam - Vinanutrifood (huyện Quốc Oai) Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, công ty ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm với nhiều địa phương và đã xây dựng được 1.000 điểm bán các mặt hàng nông sản sạch của Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Dự kiến năm 2022, công ty sẽ mở thêm 1.000 điểm bán nông sản của Vinanutrifood, nông sản Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của các địa phương phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội và cả nước.

Đánh giá về chương trình đưa nông sản sạch về Hà Nội tiêu thụ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, cùng với việc hợp tác, liên kết, đưa các sản phẩm nông nghiệp an toàn về thành phố, thời gian qua, Hà Nội đã kết nối, đưa sản phẩm OCOP của các địa phương vào 35 điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại Hà Nội. Các mặt hàng nông sản của các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc chủ động liên kết với các địa phương đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn hàng cho thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong mọi tình huống…

Dù đạt nhiều kết quả đáng mừng, song có một thực tế là việc đưa nông sản an toàn về Thủ đô còn gặp không ít khó khăn do sản xuất nông nghiệp của các địa phương còn nhỏ lẻ; sản phẩm chưa đa dạng, nhiều mặt hàng chưa có tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ...

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, các địa phương cũng như Hà Nội cần chú trọng nâng cao chất lượng nông sản và nắm rõ các đầu mối cung cấp hàng hóa để kết nối cung - cầu, bảo đảm yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng… Các tỉnh, thành phố thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản của các tỉnh, thành phố khi đưa về Hà Nội tiêu thụ và ngược lại.