Tuyên Quang: “Kích điện” phải được xử phạt nghiêm minh

DNKTX - Dùng điện để đánh bắt cá gây ra nhiều tác hại cho môi trường cũng như chính người đánh bắt, tuy nhiên lại rất phổ biến. Việc đánh bắt cá bằng hình thức kích điện cần phải xử lý nghiêm minh.

 

1-1647302638.jpg Sử dụng kích điện đánh bắt thuỷ sản theo cách tận diệt

Đánh bắt thủy sản bằng kích điện, xung điện không phải là vấn đề mới mà đã diễn ra từ nhiều năm nay. Không chỉ tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi tự nhiên, loại hình đánh bắt bằng xung điện còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người, bởi chỉ cần một chút bất cẩn là xảy ra hậu quả khôn lường.

Bắt gặp 2 người đàn ông sử dụng kích điện để săn bắt cá trên sông phó Đáy thuộc địa bàn thôn Ninh Bình, xã Ninh Lai (Sơn Dương – Tuyên Quang).  Tại đây, nguời dân ngang nhiên sử dụng thiết bị tự chế (kích điện) để khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, những con cá thu được thường rất nhỏ,  không đáng để bị xử phạt theo quy định nhà nước. Thế nhưng người dân vẫn bất chấp quy định để đánh bắt thuỷ sản theo cách tận diệt.

Ngay sau khi phát hiện tình trạng săn bắt thuỷ sản bằng hình thức huỷ diệt trên, PV đã liên hệ đến công an xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) để kịp thời phối hợp ngăn chặn và có hình thức xử lý. Thế nhưng, do địa bàn giáp danh 2 xã, thế nên 2 đối tượng trên đã kịp thời, che giấu phương tiện (kích điện) và lội sông sang xã kế bên để tẩu thoát khỏi lực lượng kiểm tra tại thời điểm hiện tại.

2-1647302638.jpg Bỏ chạy khi lực lượng Công an xã Ninh Lai (Sơn Dương - Tuyên Quang) có mặt

Mặc dù đã bị cấm người dân vẫn bất chấp, tự chế ra các thiết bị chích cá nhỏ gọn để qua mặt lực lượng chức năng trên địa bàn. Hành vi này chính là biểu hiện của sự coi thường pháp luật, chủ quan, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của chính mình và môi trường tự nhiên xung quanh.

Theo Khoản 1, điều 28, Nghị định 42/2019/NĐ-CP hành vi sử dụng kích điện để đánh cá là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1, điều 28, Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.