Tiêu dùng xanh ngày 23/4: Giá cà phê trong nước dao động 41.200-41.800 đồng/kg, hai sàn thế giới tăng giảm trái chiều

Ghi nhận về thông tin tiêu dùng xanh ngày 23/4 cho thấy, hôm nay, giá cà phê trong nước dao động trong khoảng 41.200 - 41.800 đồng/kg. Trong khi đó, trên hai sàn thế giới lại tăng giảm trái chiều.

Giá cà phê hôm nay 23/4 thị trường trong nước

Ghi nhận về thông tin tiêu dùng xanh ngày 23/4 cho thấy, hôm nay giá cà phê trong nước khoảng 41.200 - 41.800 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.600 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.600 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng so với cùng thời điểm sáng qua.

gia-ca-phe-hom-nay-23-1-1650675290.jpg Thông tin tiêu dùng xanh ngày 23/4: Giá cà phê trong nước khoảng 41.200 - 41.800 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới

Ghi nhận về thông tin tiêu dùng xanh ngày 23/4 cho thấy, hôm nay giá cà phê thế giới tăng giảm trái chiều trên hai sàn.

Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.130 USD/tấn sau khi tăng 1,72% (tương đương 36 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 227,30 US cent/pound, giảm 0,37% (tương đương 0,85 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trong 5 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi giảm nhẹ xuống còn 5 triệu bao so với mức 5,1 triệu bao của niên vụ trước. Xuất khẩu cà phê của Uganda, nước xuất khẩu lớn nhất tại châu Phi tăng nhẹ 100.000 bao lên 2,4 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng giảm do hạn hán ở một số vùng trồng cà phê đang khiến xuất khẩu cà phê của nước này giảm xuống. Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê của Uganda đã giảm 20,2% so với cùng kỳ xuống còn 449.000 bao.

Trong cùng khu vực, xuất khẩu cà phê của Ethiopia trong 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 tăng mạnh 24,6% và đạt 1,1 triệu bao. Ngược lại, xuất khẩu cà phê của Tanzania giảm 5,1% xuống 530.000 bao.

Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 4,6 triệu bao, tăng 13,4%. Mặc dù vậy, xuất khẩu của khu vực này trong tháng 2 đã giảm 4,1%, xuống còn 1,5 triệu bao.

Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021-2022 từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay với các dự báo ban đầu rất lạc quan cũng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại. Dự kiến mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021-2022 sẽ giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng cao đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.

Lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới do các chính sách cấm vận của phương Tây./.